Đối sách tỷ giá và tiền tệ

Cuối cùng Chính phủ cũng đã lên tiếng trấn an thị trường bằng thông điệp cam kết ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ: không điều chỉnh tỷ giá tiền đồng, cung cấp đủ nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, đồng thời chấm dứt ghìm giữ lãi suất bằng các biện pháp hành chính, để các ngân hàng thương mại tự quyết định theo quy luật cung cầu thị trường.


Việc Chính phủ cam kết thắt chặt tiền tệ và cam kết ổn định tỷ giá ngay lập tức được giới doanh nghiệp và ngân hàng hoan nghênh. Động thái chính sách này được kỳ vọng ít nhất sẽ tạo thế ổn định trên thị trường tiền tệ trong ngắn hạn.

Biện pháp kịp thời

Điều khiến không ít doanh nghiệp và ngân hàng băn khoăn là những chính sách tiền tệ và tỷ giá như vậy lẽ ra phải do ngân hàng Nhà nước công bố, chứ không phải do ông Lê Đức Thuý, chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, vốn chỉ là cơ quan giám sát chính sách. Tuy nhiên, theo giải thích của ông Thuý, vì những vấn đề kinh tế vĩ mô cấp bách, mà cơ bản là sức ép lên tỷ giá trên thị trường tự do, mà tối ngày thứ tư (3.11) thường trực Chính phủ đã phải họp gấp về tỷ giá và lãi suất và sau đó, giao cho ông Thuý nhiệm vụ thông tin cho thị trường những quyết sách này. Theo ông Thuý, ngân hàng Nhà nước đã được giao nhiệm vụ ngay lập tức thực hiện các biện pháp này.

Ông Thuý cho biết, Chính phủ nhận thấy hàng loạt tác động không nhỏ của việc tăng giá USD trên thị trường tự do, từ việc quy mô giao dịch ngoại tệ trong ngân hàng giảm, việc giá vàng tăng, đến việc giá cả hàng hoá tăng vì áp lực của tỷ giá. Kiểm soát lạm phát trở thành thách thức lớn nhất hiện nay khiến Chính phủ quyết định phải làm ngay hai việc: tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá nhưng ngân hàng Nhà nước đảm bảo đồng thời cung cấp đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, và để các ngân hàng thương mại tăng lãi suất nhằm góp phần tăng giá tiền đồng.Ngay sau công bố của uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, các giám đốc ngân hàng và chuyên gia kinh tế được phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị hỏi ý kiến đều hoan nghênh những biện pháp này, cho rằng thông điệp của Chính phủ có nhiều khả năng sẽ xoa dịu cơn sốt tỷ giá, mà nguyên nhân chính là kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá và sự mất lòng tin của thị trường vào đồng nội tệ và khả năng thanh toán. Theo ông Thuý, tình hình kinh tế vĩ mô trên thực tế có nhiều dấu hiệu tốt: tăng trưởng GDP dự tính đạt 6,5% trong năm 2010, xuất khẩu dự tính tăng 23%, nhập khẩu tăng thấp hơn ở mức 17% và như vậy, mức nhập siêu chỉ ở mức 12,5 tỉ USD, thấp hơn dự tính 14 tỉ USD hồi đầu năm. Cán cân thanh toán dự kiến thâm hụt 9 tỉ USD nhưng thực tế chỉ khoảng 4 tỉ USD trong năm nay. “Đến năm 2011, có thể chúng ta còn có thặng dư thương mại”.

Một lo ngại khác của thị trường là tính nhất quán trong các thông điệp của ngân hộàng Nhà nước. Trước đây, đã có lần ngân hàng Nhà nước công bố không điều chỉnh tỷ giá nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn lại lập tức điều chỉnh. Điều này đã được ông Thuý ghi nhận. Ông cho biết, nếu những biện pháp này không cải thiện được tình hình tỷ giá, dĩ nhiên Chính phủ sẽ có những biện pháp khác, nhưng hiện tại chưa có ý định công bố hết các “bài” của mình.


Ông Thuý cho rằng phần nhiều nghịch lý của việc đồng Việt Nam giảm giá trong khi các loại ngoại tệ khác đều lên giá so với USD, là ở chỗ thị trường mất lòng tin “do cách giải thích thiếu chính xác của ngân hàng Nhà nước”, dẫn đến tích trữ ngoại tệ và vàng tăng cao. “Chính phủ cho rằng điều chỉnh tỷ giá trong thời điểm này là không có lợi, chỉ gây tác động dây chuyền, có thể dẫn tới một vòng xoáy khiến CPI tăng cao, có thể thêm 1% nữa. Chính vì vậy thường trực Chính phủ quyết định không đặt vấn đề điều chỉnh tỷ giá trong thời điểm này”.

Một trong những lo ngại của thị trường là liệu dự trữ ngoại hối trong nước có đủ để cung cấp cho nhu cầu thị trường không? Ông Thuý cho biết: “Dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh so với mức cao 22 tỉ USD, nhưng không phải quá nhỏ, và vẫn cao hơn nhiều mức dự trữ 8 tỉ USD thời điểm trước năm 2006, đủ để can thiệp với những cơn sốt như hiện nay”. Ông Thuý cho biết, ngân hàng Nhà nước sẽ bán ngoại tệ ra cho doanh nghiệp có nhu cầu.

Biện pháp thả cho các ngân hàng tự do quyết định lãi suất ngay lập tức cũng được thị trường đón nhận tích cực. Ông Thanh Toại, phó chủ tịch ngân hàng ACB, nói: “Biện pháp này trả thị trường lại cho thị trường, vậy là đúng, vì quy định kìm chế lãi suất từ trước đến giờ làm méo mó bức tranh lãi suất. Thị trường đã bị méo mó thì không thể dùng các biện pháp thị trường để ổn định tỷ giá được”.

Biện pháp lâu dài?

Một trong những điều mà giới kinh doanh băn khoăn nhất, sau khi nghe thông báo của Chính phủ về chính sách tiền tệ, là liệu ngân hàng Nhà nước có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ổn định tỷ giá hay không. “Bản chất của vấn đề hiện nay vẫn là mất cân đối cung cầu. Thị trường lo dự trữ ngoại tệ không đủ cho nhu cầu”, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du nhận định. “Tại sao ngân hàng không bơm tiền nhịp nhàng trong thời gian qua để cho thị trường tránh những cơn sốt như hiện nay?”

Về dài hạn, Chính phủ vẫn đứng trước thách thức phải ổn định tình hình vĩ mô, mà cơ bản là giải quyết được tình trạng thâm hụt kép: thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách. Ông Du cho rằng Chính phủ phải ổn định bằng cách không đặt mục tiêu tăng trưởng hàng đầu, và phải cắt chi tiêu ngân sách, đặt mục tiêu ổn định tỷ giá và kìm chế lạm phát lên hàng đầu. Một yêu cầu tiên quyết nữa là mọi chi tiêu công phải có hiệu quả. “Không thể chi tiêu hoang phí như cách để cho các doanh nghiệp nhà nước chi tiêu như thời gian qua nữa”, ông Trịnh Hoài Giang, giám đốc điều hành công ty chứng khoán HSC nhận định: “Không thể thắt chặt tiền tệ khi cùng lúc lãng phí trong chi tiêu công”.

Một lo ngại khác của thị trường là tính nhất quán trong các thông điệp của ngân hàng Nhà nước. Trước đây, đã có lần ngân hàng Nhà nước công bố không điều chỉnh tỷ giá nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn lại lập tức điều chỉnh. Điều này đã được ông Thuý ghi nhận. Ông cho biết, nếu những biện pháp này không cải thiện được tình hình tỷ giá, dĩ nhiên Chính phủ sẽ có những biện pháp khác, nhưng hiện tại chưa có ý định công bố hết các “bài” của mình. “Đối sách đủ mạnh, đồng bộ, kịp thời và đủ liều lượng thì tình hình có thể đảo ngược, dẫn đến kỳ vọng chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do không lớn như hiện nay”, ông Thuý nói. Ông cũng cho biết Chính phủ sẽ phải kiên quyết hơn trong việc tôn trọng các quy tắc thị trường.

Không có một mong đợi là tỷ giá hoàn toàn trở lại bình thường ở mức 19.500 đồng như mức chính thức, nhưng Chính phủ cho rằng các đối sách mới công bố sẽ ít nhất giúp thị trường ổn định trở lại từ nay đến cuối năm. Trong giới kinh doanh, không tránh khỏi những kỳ vọng thay đổi về lâu dài, và cũng khó tránh được tình trạng đầu cơ chính sách. Nhưng theo ông Thuý, cơn sốt tỷ giá chấm dứt sẽ là một thắng lợi ban đầu.

Lan Anh

Nguồn : SGTT

Mời bạn đọc góp ý kiến




CAPTCHA
 Ý kiến bạn đọc

gỗ nhân tạo conwood,gỗ conwood,sàn gỗ ngoài trời,gỗ ngoại thất

máy phát điện,máy phát điện dân dụng, máy phát điện gia đình, máy phát điện nhập khẩu