Kinh tế tư nhân là đòn bẩy nâng cao năng suất lao động
Hội thảo Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020, do Công ty Kiểm toán quốc tế KPMG và Tạp chí Nhà đầu tư vừa được tổ chức sáng nay, 15-5, tại Hà Nội, nhằm tạo ra động lực mới cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
Đây cũng là diễn đàn để các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng trao đổi, đối thoại với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) về các giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng điểm lại những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật của năm 2017, cũng như kết quả khả quan của kinh tế - xã hội Việt Nam trong quý I/2018. "Đây là những tín hiệu đáng mừng, nhất là trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều yếu tố thuận lợi, tác động tích cực đến nền kinh tế. Chúng ta có nhiều lý do để hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo", người đứng đầu ngành KH-ĐT nhận định.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý, để đạt được những mục tiêu và kỳ vọng, còn rất nhiều việc phải làm, cần có sự nỗ lực và tập trung rất lớn của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương, của tất cả các thành phần kinh tế, nhà nước, tư nhân, nước ngoài để giữ vững đà tăng trưởng.
Trước hết, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục đổi mới thể chế, vừa để tạo ra "động lực mang tính nền móng, căn bản đối với tăng trưởng kinh tế", vừa để thích ứng với bối cảnh có nhiều thay đổi đang diễn ra hết sức nhanh chóng. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, kinh doanh đã và đang được xây dựng trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ như Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công...
Tiếp đó, nâng cao năng suất lao động được coi là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là yêu cầu tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trong đó, Bộ trưởng đặt niềm tin lớn vào khu vực kinh tế tư nhân. Sự liên kết mạnh mẽ giữa khu vực kinh tế trong nước với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được ông đặt kỳ vọng trở thành điểm tựa cho đòn bẩy tăng trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu: "Dư địa còn nhiều, vấn đề nhằm ở chỗ là làm thế nào khai thác được các dư địa này một cách nhanh, hiệu quả. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, chúng ta không được phép lơ là, bỏ qua những khó khăn, thách thức cả trước mắt và lâu dài".
Anh Phương
Các tin khác
- Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam (18/06/2018)
- TS. Võ Trí Thành: Thoái vốn Sabeco cái được đã thấy rõ, cái mất là khó đong đếm (26/02/2018)
- Vài ý kiến về tính kinh tế ngầm (26/02/2018)
- TS Huỳnh Thế Du: ‘Tôi chưa có cơ sở để tin siêu ủy ban hoạt động hiệu quả’ (26/02/2018)
- Đặc khu kinh tế: Chọn sai vị trí, dễ thất bại (30/11/2017)
- Liệu thị trường có thể quá tự do không? (24/10/2017)
- TS. Lê Xuân Nghĩa: “Đừng tranh cãi GDP 6,5% hay 6,7% mà là tăng GDP tiềm năng” (20/09/2017)
- TS. Trần Đình Thiên: Sau 30 năm đổi mới, đẳng cấp kinh tế Việt Nam nói chung vẫn chậm thay đổi, du lịch có khá hơn nhưng vẫn ngẫu hứng (05/09/2017)
- Phát triển kinh tế tư nhân: Cần gắn kết cả 3 trụ cột kinh tế (05/09/2017)
- Đại diện Diễn đàn kinh tế tư nhân: “Nên bỏ khái niệm Kinh tế Tư nhân” (31/08/2017)
- Quản lý nợ công: Đầu mối không quan trọng bằng minh bạch (31/08/2017)
- Bong bóng startup sẽ vỡ? (12/09/2016)
- Kinh tế tư nhân đứng trước “chủ nghĩa thân hữu” (20/06/2016)
- Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu? (08/09/2015)
- Sự cám dỗ của chủ nghĩa chuyên chế (08/09/2015)