Thời kỳ khó khăn và sụp đổ chế độ: Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế
Doimoi.org sưu tầm và giới thiệu bài viết của các tác giả Dag Tanneberg, Christoph Stefes & Wolfgang Merkel đăng trên tạp chí Contemporary Politics. Bài viết khảo sát tác động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008. Hơn nữa, bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro kinh tế. Bài viết phản ảnh quan điểm của các tác giả, bạn đọc tham khảo.[...] Chi tiết
Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam
Doimoi.org sưu tầm và giới thiệu bài viết của TS. Vũ Quang Việt phân tích vai trò của hệ thống tài chính tín dụng trong việc bồi thêm dầu vào lửa khi nền kinh tế gặp mất cân đối. Trước đây và cho đến tận ngày nay, rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế tin rằng thị trường rất hữu hiệu và chính nó sẽ tự điều chỉnh để bảo đảm tính hữu hiệu của nó. Càng có ít bàn tay của nhà nước càng tốt. Nhà nước chỉ cần bảo đảm an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, thực thi luật pháp bảo vệ hợp đồng và tài sản cá nhân, lo cho giáo dục và hạ tầng là đủ. [...] Chi tiết
Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước ASEAN
Vấn đề đáng quan tâm nhất của nhiều nước ASEAN hiện nay là làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình để tiến lên hàng các nước có thu nhập cao. Điều kiện để tránh bẫy thu nhập trung bình là gì? Bài viết này sẽ thử đưa ra một khung phân tích về các yếu tố quy định sự phát triển của mỗi giai đoạn và so sánh tình trạng hiện nay của các nước ASEAN với kinh nghiệm của Hàn Quốc, một nước đã thành công trong việc vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước có thu nhập cao vào cuối thập niên 1990. Bài viết kết luận: đối với 4 nước ASEAN (Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia), tăng năng lực nghiên cứu và triển khai (R&D), nhấn mạnh chất lượng và sự tương thích của nguồn nhân lực, tạo cơ chế để hình thành một khu vực tư nhân năng động là điều kiện cần thiết để tránh bẫy thu nhập trung bình. Đối với Việt Nam, một nước còn ở giai đoạn thu nhập trung bình thấp, cải cách thể chế và chính sách để tăng năng suất các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản và đất đai là tối cần để tránh sự xuất hiện sớm của bẫy thu nhập trung bình. [...] Chi tiết
Xung đột Trung Quốc - Việt Nam qua tranh chấp lãnh thổ, 1974-1978: Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và hệ quả của nó
Dựa trên các tài liệu nội bộ của Chính phủ Việt Nam có sẵn cho các học giả tham khảo tại Cục Lưu trữ Quốc gia tại Hà Nội, bài viết này xem xét mối liên kết giữa các tranh chấp lãnh thổ leo thang Trung-Việt và tăng sự ngược đãi đối với cư dân và các chuyên gia Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1974-1978 do chính sách dân tộc đòi đất chống Trung Quốc của Việt Nam. Trong thời gian này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm sự đoàn kết dân tộc, củng cố lòng trung thành đối với nhà nước và huy động các nguồn lực trong nước để bảo vệ "tổ quốc" Việt Nam chống lại các mối đe dọa của việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Doimoi.org xin giới thiệu bài viết của Kosal Path, Đại học Nam California đăng trên tạp chí International Journal of Asian Studies (2/2011) phân tích chính sách này đã tác động tới cư dân và chuyên gia Trung Quốc như thế nào, và đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi và hoang tưởng trong cộng đồng người Hoa và tạo ra sự ra đi hàng loạt của người Hoa tại miền Bắc Việt Nam những năm 1977-1978. Bài viết mang tích tham khảo.[...] Chi tiết
Kinh tế Việt Nam nhìn từ Singapore
Doimoi.org giới thiệu bài viết của Bruce Gale đăng trên tờ Straits Times. Tác giả nhận xét: Vì Chính phủ trì hoãn các biện pháp "cứng" trước Đại Hội XI nên lạm phát mới cao như hiện nay. Bài này cũng nêu một vấn đề mới: Những đợt phá giá liên tiếp gây thiệt hại cho khu vực tư nhiều hơn cho khu vực công. [...] Chi tiết
Rủi ro trong tăng trưởng của Việt Nam
Việt Nam cần nhiều cải cách theo định hướng thị trường, không nhỏ, để tạo ra cách thức hiệu quả cho đầu tư vốn dài hạn. Điều đó bao gồm việc tạo cho các ngân hàng cơ hội lớn hơn để cho vay các doanh nghiệp nhỏ. Nó cũng có nghĩa là tránh các biện pháp như kiểm soát giá cả mà ngăn cản các nhà đầu tư dài hạn nước ngoài đồng thời khuyến khích các nhà đầu cơ ngắn hạn chủ yếu là những người đặt cược vào sự thay đổi chính sách chứ không phải là tăng trưởng dài hạn - Don Phan, Nhà phân tích nghiên cứu kinh tế tại New York.[...] Chi tiết
Các tin khác
- Về thể chế trong một nền kinh tế chuyển đổi: Trường hợp Việt Nam (19/10/2010)
- Học thuyết kinh tế cơ cấu mới - Cơ sở để xem xét lại sự phát triển (29/08/2010)
- Tranh chấp Biển Đông Nam Á: Đi tìm giải pháp hòa bình và công lý dựa trên chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế (29/08/2010)
- Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thập niên tới và trong giai đoạn xa hơn (23/08/2010)
- Hoàng Sa, Trường Sa có bao nhiêu biển và thềm lục địa (17/08/2010)
- Thách thức của Trung Quốc đối với quyền lực Mỹ ở Châu Á (16/08/2010)
- Báo cáo về kinh tế Việt Nam tháng 7 năm 2010 (17/07/2010)
- Hội nghị giữa kỳ 2010 “Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam” (09/06/2010)
- Chủ nghĩa xã hội thị trường và phong trào lao động ở Việt Nam (06/06/2010)
- Một số quan niệm đương đại về xã hội dân sự (24/05/2010)
- Khía cạnh văn hóa của tinh thần tư doanh Việt Nam (21/05/2010)
- Lý thuyết kinh tế vĩ mô kể từ Keynes và những hàm ý cho tầm nhìn chính sách ở Việt Nam (04/03/2010)